Sôi bụng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ dù không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa của trẻ. Đồng thời, trẻ bị sôi bụng hay khó chịu, quấy khóc và ăn ngủ không ngon dẫn đến suy dinh dưỡng. Do đó, khi chăm sóc trẻ sơ sinh nếu bé bị sôi bụng mẹ cần làm những việc dưới đây.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường có những biểu hiện như quấy khóc không muốn bú sữa mẹ, bú thường bị ọc sữa ra ngoài. Vào ban đêm bé thường hay khóc nhiều và ngủ nhiều vào ban ngày. Ngoài ra, một số trẻ sôi bụng còn có thể bị tiêu chảy nhẹ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm bé không ăn uống được dẫn đến suy dinh dưỡng.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do đâu?
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ hay gặp tình trạng con bị sôi bụng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý như việc mẹ cho bé bú sữa công thức quá sớm là một nguyên nhân thường gặp. Thứ hai là do mẹ ăn thức ăn gì đó lạ khiến cho thức ăn sau khi được tiêu hóa tiết qua sữa mẹ làm trẻ sơ sinh bị sôi bụng do hệ tiêu hóa còn non yếu chữa kịp thích nghi.
Nguyên nhân thứ ba có thể do mẹ ăn các thức ăn cay nóng mạnh, nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu hóa khiến cho con bị sôi bụng.
Một số cách điều trị sôi bụng cho trẻ mẹ cần biết
Để điều trị sôi bụng cho con mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ và của mình khoa học hơn. Như những việc dưới đây:
Nếu bé ăn sữa công thức mà bị sôi bụng mẹ nên sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa mà không chứa đạm lactose. Vì đây chính là loại đạm gây lên tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh thậm chí là tiêu chảy do không dung nạp được lactose. Khi vệ sinh bình sữa và pha sữa cho bé cũng cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu bé bú sữa mẹ cần cho bé bú đúng cách như khi bú mẹ nghe thấy âm thanh do sôi bụng phát ra thì cần phải đổi ngay sang một tư thế khác phù hợp hơn. Đảm bảo cho bé ngậm đúng khớp không để không khí lọt vào khi bé bú. Sau khi bú xong mẹ nên bế bé trên vai mình và vỗ nhẹ đằng sau lưng để bé có thể ợ được 1 cái. Như vậy sẽ giúp đẩy bớt không khí thừa ra bên ngoài và giúp bụng bé ổn định hơn.
Mẹ cũng cần phải thay đổi chế độ ăn uống của mình không nên các thực phẩm cay nóng mạnh, nhiều dầu mỡ hay thức ăn tanh vì nó sẽ làm cho bé bị sôi bụng khi bú sữa mẹ. Nếu có thể mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để hệ tiêu hóa được bảo vệ tốt nhất.
Nếu bé có hiện tượng bú kém, sôi bụng, ọc sữa nhiều thì mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ để nhanh chóng xác định nguyên nhân. Nhiều khả năng bé bị trào ngược dạ dày thực quản nhẹ. Điều trị xong bệnh này thì hiện tượng sôi bụng của bé cũng chấm dứt.