Chăm sóc trẻ sơ sinh không phải chuyện đơn gian từ việc tắm rửa đến vệ sinh cá nhân đều phải hết sức cẩn thận. Trong đó có khu vực cuống rốn các mẹ cần đặc biệt chú ý. Vì nơi đây rất dễ bị nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mang. Vậy cần vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Như chúng ta đã biết trong giai đoạn bào thai rốn chính là nơi tiếp nhận chất dinh dưỡng từ mẹ truyền sang con. Nơi đây được xem là cửa ngõ tiếp nhận nguyên liệu nuôi sống bào thai. Sau khi ra đời phần dây rốn sẽ được cắt đi để bé có thể phát triển độc lập tách ra khỏi cơ thể mẹ. Khu vực này bị tổn thương nên cần được băng bó và chăm sóc tránh nhiễm trùng. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết cho các bà mẹ khi vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh:
Khi còn trong bụng mẹ cuống rốn là nơi tiếp nhận chất dinh dưỡng từ mẹ truyền sang con.
Cách vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh
Thông thường rốn của trẻ em sẽ tự rụng sau từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên trong khoảng thời gian đó, các bạn cần giữ cho rốn luôn sạch sẽ khô ráo và lưu ý tránh những việc sau đây:
- Luôn giữ rốn khô ráo, cho đến khi rụng lúc tắm cũng phải chừa phần này ra không được nhúng nước.
- Khi rốn không may bị dính phân hay nước tiểu cần dùng gạc hoặc khăn cotton lau sạch nhẹ nhàng.
- Không nên dùng bông gòn lau rốn vì sợi bông có thể dính dưới cuống rốn.
- Tuyệt đối không được băng kín rốn cần để thoáng. Vì nếu băng rốn quá kín sẽ khiến cho rốn lâu khô gây bí đổ mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Khi vệ sinh cuống rốn cho trẻ cần phải rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn.
- Hạn chế chạm tay hay sờ vào vùng rốn sẽ gây nhiễm trùng. Khi vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh cần phải rửa tay với xà phòng diệt khuẩn đảm bảo tay bạn sạch sẽ.
- Khi rốn chưa rụng cần phải vệ sinh rốn hàng ngày bằng cồn iot và thay băng gạc thường xuyên.
- Sử dụng nước muối sinh lý để rửa rốn và cồn iot để sát trùng giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn đảm bảo cho chúng không xâm nhập và gây viêm nhiễm vào trong rốn được.
Rốn được chăm sóc tốt thì chỉ sau khoảng 7 – 10 ngày sẽ rụng.
Rốn bị nhiễm trùng có biểu hiện như thế nào?
Rốn của bé rất dễ bị nhiễm trùng nếu mẹ không vệ sinh đúng cách. Nếu các bạn thấy dấu hiệu như: rốn ướt, có mủ chảy ra hay là sưng thì cần đưa bé đi khám gấp. Có những trường hợp rốn bị sưng mủ chảy nước vàng là nhiễm trùng đã nặng nếu không xử lý kịp thời có thể gây nhiễm trùng huyết. Trong giai đoạn sơ sinh nhiễm trùng huyết là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em.
Trên đây là cách vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh cho các bà mẹ tham khảo. Vùng rốn được xem là cửa ngõ của cơ thể bé sơ sinh nên việc chăm sóc và đảm bảo an toàn cho bộ phận này rất quan trọng. Nếu các mẹ không thật sự tự tin vào khả năng của mình hoàn toàn có thể nhờ đến dịch vụ tắm bé chuyên nghiệp để giúp mẹ làm sạch rốn tốt hơn.