Trẻ sơ sinh thường gặp hiện tượng ho khò khè do bé nhiễm các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản hay hen suyễn. Nếu để trường hợp này kéo dàu sẽ khiến cho sức khỏe của bé bị ảnh hưởng. Mẹ có thể tham khảo những cách trị ho khò khè cho trẻ sơ sinh dưới đây để chăm sóc sức khỏe cho bé tốt hơn.
Trên thực tế khi trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp thì sẽ có triệu chứng là thở khò khè và ho do phần đờm mắc cản trở đường thở. Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng chỉ cần xác định được nguyên nhân là sẽ có cách trị ho khò khè hiệu quả.
Hiện tượng ho khò khè ở trẻ sơ sinh có thể do bé bị mắc bệnh đường hô hấp.
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng ho khò khè ở trẻ em
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bị khò khè trong đó nguyên nhân chủ yếu là do bé đang mắc một số các bệnh như:
- Các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, viêm tiểu phế quản…
- Bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, thực quản cũng khiến cho bé gây ra những tiếng thở khò khè khi ngủ.
- Nếu trẻ còn nhỏ dưới 1 tuổi thì thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh mềm sụn thanh quản, hoặc các mạch máu lớn chèn vùng thanh quản của bé làm cho bé khó thở.
- Bé bị viêm amidan cấp tính sưng to gây ho khò khè kèm theo đờm dính.
- Các bé bị bệnh tim bẩm sinh, xơ sợi bẩm sinh, sọ hầu bất thường…cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng khó thở, khò khè.
Để tránh được tình trạng khò khè mẹ nên làm sạch đường thở cho bé.
Cách trị ho khò khè cho trẻ sơ sinh
Các mẹ có thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ho khò khè của bé mà điều trị bệnh cho thích hợp. Theo đó:
- Nếu bé mắc các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…muốn các bé hết khò khè mẹ cần làm vật lý trị liệu vỗ rung cho đờm nhanh long ra. Kết hợp với hút mũi và vệ sinh hầu họng cho đường thở thêm thông thoáng. Sau khi bé hết đờm sẽ hết ho và tình trạng khò khè cũng biến mất.
- Với các bé bị trào ngược thực quản hay dạ dày cần cho bé đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị bệnh được dứt điểm thì sẽ chấm dứt được tình trạng ho khò khè.
Sử dụng tinh dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh.
Các bài thuốc dân gian trị ho khò khè cho bé
Mẹ có thể tham khảo thêm các bài thuốc dân gian trị ho khò khè cho bé đơn giản dưới đây:
Dùng tỏi nướng. Tỏi đem bóc vỏ cho vào giấy bạc bọc kín đem nướng, khi thấy tỏi có mùi thơm thì gỡ giấy bạc ra cho vào chén với một chút nước lọc rồi xay thật nhuyễn. Chắt lấy nước cho bé uống ngay. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần sẽ chữa ho khò khè rất tốt.
Dùng tinh dầu tràm. Khi bé bắt đầu có dấu hiệu ho khò khè và sổ mũi các mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm bôi vào lòng bàn chân cho bé tiến hành massage khoảng 5 – 10 phút cho dầu ngấm. Bạn cũng có thể dùng khăn giấy tẩm tinh dầu tràm vào cho bé ngửi đỡ ngạt mũi. Cách này đơn giản nhưng rất hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng thành công.
Trên đây là một số cách trị ho khò khè cho bé để mẹ tham khảo. Những cách này không khó thực hiện nên mẹ có thể áp dụng cho con nhanh chóng.