Nhiệt miệng thường hay xảy ra đối với các bé khi chế độ ăn uống nhiều đồ nóng gây tích nhiệt trong người sinh ra mụn nhọt. Triệu chứng này tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của trẻ.
Nhiệt miệng là những vết loét màu trắng hoặc vàng mọc xung quanh niêm mạc miệng. Những vết này thường hay xuất hiện bên cạnh má và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống của bé.
Nhiệt miệng là trường hợp hay gặp ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiệt miệng
Trẻ em bị nhiệt miệng có thể do nhiều nguyên nhân. Nhưng phổ biến nhất có thể là do bé ăn nhiều thực phẩm cay nóng dẫn đến sinh nhiệt trong cơ thể và mọc mụn. Nhiệt miệng cũng có thể bắt nguồn do bé ăn hoặc cắn vào da dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào vết cắn đấy tạo mụn. Ngoài ra, nhiệt miệng cũng gây ra bơi các thực phẩm nhiễm virus hoặc chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng mà gây ra.
Triệu chứng của nhiệt miệng đó là xuất hiện các nốt mụn màu trắng hoặc màu vàng nằm xung quanh khoang miệng. Các nốt này có thể sưng đau và xót nếu ăn mặn. Chỉ cần tác động hơi mạnh vào cũng có thể bị trầy xước gây đau đớn. Khi trẻ bị nhiệt miệng các bé sẽ thường ăn kém, thậm chí là sôt nếu như bị nhiễm trùng.
Cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng mà sốt
Thông thường nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần chỉ cần mẹ chăm sóc tốt vệ sinh nốt nhiệt sạch sẽ. Nhưng nếu con bị sốt thì mẹ cần phải xử lý cho con như sau:
- Mẹ cần tránh cho con ăn các thực phẩm có vị mặn như nước mắm, muối vì sẽ làm con bị xót.
- Tránh không nên cho bé ăn các loại thức ăn chứa hàm lượng acid cao như cam, chanh…cũng là cho vết loét bị nứt ra.
- Mỗi sáng hoặc sau khi ăn xong cần cho con súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn.
- Mẹ có thể dùng đá lạnh chườm vào vết nhiệt để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Mẹ nên xay nhuyễn thức ăn ra cho bé ăn. Không nên cho con ăn thức ăn cứng sẽ khiến cho các nốt nhiệt bị trầy xước.
- Nếu con bị sốt khi nhiệt miệng thì mẹ nên cho con uống thêm thuốc hạ sốt đảm bảo an toàn.
- Tăng cường cho con ăn các thực phẩm giải nhiệt mát gan như lá rau má, bột sắn…
Nhiệt miệng sẽ khiến cho bé gặp khó khăn khi ăn uống. Vết nhiệt miệng gây đau đớn khi ăn nên con sẽ chán ăn. Ngoài ra nhiệt miệng còn khiến cho con dễ bị nhiễm trùng nên mẹ cần điều trị bệnh cho bé gấp nếu không sẽ ngây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.