Mục lục
Từ khi chào đời, cơ thể chúng ta đã phải đối mặt với hàng trăm, hàng nghìn các loại vi trùng, vi khuẩn. Ai cũng có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nhưng hầu hết đều có thể tự khỏi do cơ chế miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên hiện nay không ít trẻ em mắc hội chứng suy giảm miễn dịch. Khiến cho bé rất dễ ốm, một năm ốm mấy lần tái đi tái lại mệt mỏi.
Đối với các bậc phụ huynh thì việc con ốm, con đau luôn khiến cho họ lao tâm khổ tứ. Với những bé không may mắc hội chứng suy giảm miễn dịch thì nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn gấp nhiều lần người thường. Vậy tại sao lại có hiện tượng này.
Những em bé bị mắc hội chứng suy giảm miễn dịch thường có sức đề kháng kém.
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch được xem là tấm lá chắn giúp cho cơ thể người có thể chống lại sự xâm nhập của các loại vi trùng, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Người lớn có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn trẻ em do đã được rèn luyện qua nhiều năm. Còn với trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non yếu, kết hợp với sức khỏe kém thì rất dễ bị mắc bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch ở trẻ em
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch ở trẻ em như cơ thể không có khả năng sản xuất kháng thể chống chọi với vi trùng, vi khuẩn. Hay cũng có thể do suy giảm chức năng của các bạch cầu trong máu nên khiến cho lượng bạch cầu bị thiếu hụt dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại.
Suy giảm miễn dịch khiến cho bé dễ bị mắc bệnh nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần.
Các dấu hiệu nghi ngờ bé bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh
Nếu bố mẹ để ý trong 1 năm bé có đến 8 lần viêm tai giữa, 4 lần cảm cúm, cứ một tháng dùng kháng sinh mấy lần cơ thể đáp ứng kém. Chậm tăn cân, suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa kéo dài. Bé có thể bị nấm miệng, nấm da, nhiễm trùng da. Khi điều trị cho bé khó đáp ứng thuốc kháng sinh qua đường uống mà hải dùng đến tiêm kháng sinh dường tĩnh mạch.
Điều trị suy giảm miễn dịch như thế nào?
Để điều trị hiệu quả hội chứng suy giảm miễn dịch ở trẻ em việc đầu tiên các mẹ cần làm đó là mang con đến bác sĩ để được thăm khám sớm nhất. Căn cứ vào tình trạng bệnh của con bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Hội chứng suy giảm miễn dịch hoàn toàn có thể điều trị được.
Bước 1: Tiêm truyền loại dịch immunoglobulline. Đây là loại dung dịch có khả năng làm tăng hạ miễn dịch.
Bước 2: Điều trị triệu chứng để tránh bị nhiễm khuẩn.
Bước 3: Đối với những trường hợp nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé thì cần phẫu thuật ghép tủy mới cho bé
Bước 4: Chăm chỉ tập thể dục, thể thao kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý là có thể điều trị được hiệu quả hội chứng suy giảm miễn dịch.
Trên đây là triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hội chứng suy giảm miễn dịch cho các chị tham khảo. Hy vọng sẽ giúp các bạn chăm sóc sức khỏe cho bé tốt hơn.