Thu, 09 / 2017 | honglygco

Thời tiết hiện nay mưa nắng thất thường chính là điều kiện thuận lợi để các bệnh truyền nhiễm phát triển trong đó có bệnh chân tay miệng. Bệnh này thường gặp nhiều nhất ở đối tượng trẻ em trong giai đoạn từ 6 tháng đến 5 tuổi. Dưới đây là cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em nhanh chóng và hiệu quả cho các bạn tham khảo.

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và hoàn toàn có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày điều trị. Nhưng nếu không biết điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Dưới đây là cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em cho các bạn tham khảo:

Hướng dẫn cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng rất hay gặp ở trẻ em.

Đối với bệnh tay chân miệng ở cấp độ nhẹ

Sau khi bác sĩ thăm khám xác nhận bé bị tay chân miệng ở cấp độ 1 thì bệnh nhân hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Vì đây là bệnh truyền nhiễm do virus nên việc sử dụng kháng sinh là không có nhiều tác dụng chỉ giúp phòng chống bội nhiễm. Do đó khi điều trị tay chân miệng thiên về điều trị triệu chứng. Ví dụ như bé sốt mẹ cần cho bé uồng thuốc hạ sốt. Trên da có nhiều loại mụn nước tránh nhiễm trùng phải sử dụng dung dịch sát khuẩn da như xanhmethylen, milian…và niêm mạc trong vùng miệng như zytee, kamistad…Nếu bé sốt cao trong nhiều ngày mẹ phải tiến hành chăm sóc và cho con uống nước điện giải thường xuyên đề phòng mất nước.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng là bệnh lành tính có thể điều trị khỏi tại nhà được.

Đối với bệnh tay chân miệng cấp độ 2 trở lên

Nếu trẻ bị bệnh từ cấp độ 2 trở lên thì nhất thiết phải cho bé nhập viện, nhằm phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong đó đáng sợ nhất là các bệnh viêm màng não gây tử vong, viêm cơ tim gây suy tim cấp và dẫn đến suy tuần hoàn, phù phổi, suy đa phủ tạng…Bố mẹ cần đưa con đi khám gấp nếu có những biểu hiện như sốt cao không hạ, mệt mỏi, li bì, không kiểm soát được hành vi…

Hướng dẫn cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Tuy nhiên với các bệnh cấp độ nặng phải nhập viện để được điều trị phòng các biến chứng xảy ra.

Phòng bệnh tay chân miệng bằng cách nào?

Bệnh tay chân miệng chưa có vacxin phòng bệnh vì vậy muốn phòng bệnh cho con chủ yếu bằng cách giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé thật tốt bằng cách:

Hướng dẫn cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Giữ gìn vệ sinh cá nhân chính là cách tốt nhất để phòng tay chân miệng.

  • Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh về.
  • Rửa sạch các loại đồ chơi, đồ vật bé thường xuyên cầm nắm và tiếp xúc hàng ngày.
  • Khi có dịch tay chân miệng ở lớp nên cho bé ở nhà tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
  • Khi con bị tay chân miệng các phụ huynh tuyệt đối không cho bé đến lớp và đã điều trị khỏi bệnh xong mới được đến. Ngay ở lớp cũng phải làm vệ sinh sạch sẽ, dùng nước sát khuẩn lau sạch trong ngoài như vậy mới phòng được bệnh.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em cho các bạn tham khảo. Để phòng tránh tích cực căn bệnh này các mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho các con và đừng quên bổ sung thật nhiều vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ. Chúc các mẹ có thể trị bệnh cho bé hiệu quả nhé.

Bài viết cùng chuyên mục