Sat, 12 / 2017 | honglygco

Túi ối là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng giúp bao bọc và bảo vệ thai nhi. Thông thường túi ối sẽ vỡ một cách tự nhiên khiến cho mẹ chuyển dạ sinh con dễ dàng hơn. Nhưng nếu túi ối bị vỡ sớm trước khi thai nhi được 37 tuần thì rất nguy hiểm. Vậy phải xử lý thế nào khi mẹ bầu vỡ ối non?

Vỡ ối non được xem là nguy cơ dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh rất cao. Theo thống kê có đến 75% ca tử vong sơ sinh do trường hợp vỡ ối sớm xảy ra.

Hướng dẫn cách xử lý khi mẹ bầu bị vỡ ối non
Nguyên nhân gây vỡ ối non khi mang thai

Nước ối được xem là môi trường sống của thai nhi nên vỡ ối sớm sẽ làm thai nhi có thể bị ngạt, sang chấn, dẫn đến nhiễm trùng và tử vong. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vỡ ối non có thể là do bất thường trong quá trình mang thai như đa thai, nhau tiền đạo, bong rau thai…

Hoặc cũng do sức khỏe của mẹ không tốt mắc bệnh phụ khoa, khung chậu bị hẹp, hở eo tử cung…

Nhiều trường hợp do bị tác động từ bên ngoài như bị trượt ngã, va đập mạnh cũng khiến cho màng ối bị rách, gây vỡ ối.

Cũng có thể do trong quá trình mang thai mẹ bị thiếu dinh dưỡng và vitamin C gây vỡ ối non.

Hướng dẫn cách xử lý khi mẹ bầu bị vỡ ối non

Dấu hiệu vỡ ối non cho các mẹ nhận biết

Dù chưa đến ngày sinh nhưng đột nhiên âm đạo của mẹ tiết nhiều dịch thì đây là dấu hiệu cảnh báo vỡ ối on. Đầu tiên mẹ sẽ tưởng đó là són tiểu thông thường. Nhưng nếu nước tiểu đó không trong như mọi hôm mà lại đục và không có màu vàng lẫn với chút máu thì chính xác mẹ đã bị vỡ ối.

Làm thế nào khi bị vỡ ối non?

Khi mẹ xác định được là mình bị vỡ ối non thì việc cần thiết phải làm ngay đó là nhập viện. Nếu bạn đã mang thai đến tuần thứ 35 trở lên bác sĩ có thể tiêm kích đẻ cho mẹ chuyển dạ vì lúc này bé đã có thể tự sống.

Hướng dẫn cách xử lý khi mẹ bầu bị vỡ ối non

Còn đối với các mẹ mang thai dưới 35 tuần thì bác sĩ sẽ xử lý tình trạng vỡ ối non bằng cách tiêm thuốc ngừa nhiễm trùng giảm co thắt để làm chậm quá trình sinh. Mẹ sẽ được cho nằm nghỉ ngơi tại chỗ tại giường và tránh không cho bất kỳ vật gì tiếp xúc vào bộ phận sinh dục có thể gây nhiễm trùng. Bác sĩ cũng sẽ tiêm cho bé một lượng thuốc dưỡng thai. Mọi diễn biến lúc này cần được báo nhanh lại với bác sĩ đảm bảo là cấp cứu kịp thời nhất.

Lưu ý để bù lại nước ối đã mất thì mẹ cũng nên uống thật nhiều nước đặc biệt là nước dừa trong giai đoạn từ mang thai 6-9 tháng. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải theo dõi số lần thai máy, nếu mẹ không đếm được nhịp thai máy đều đặn của bé như trước thì cần gọi bác sĩ gấp. Vì có thể con đang gặp sự cố nào đó cần can thiệp ngay.

Bài viết cùng chuyên mục