Vào mùa đông rất nhiều trẻ sơ sinh bị ho đờm và sổ mũi. Để giải quyết triệt để tình trạng này ngoài việc uống thuốc các bạn cần hút đờm nhớt cho bé thường xuyên. Trong bài viết dưới đây Mamy xin giới thiệu với các mẹ cách hút đờm nhớt cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà.
Hút đờm nhớt cho trẻ sơ sinh là bước rất quan trọng giúp làm thông thoáng đường thở tống đẩy được các dịch nhầy cho bé mau khỏi bệnh. Do đó, các mẹ đừng quên thực hiện các bước dưới đây nhé!
Các bước làm sạch đờm nhớt an toàn cho trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh cơ thể còn non yếu nên khi hút đờm nhớt cho bé mẹ cần hết sức lưu ý để đảm bảo không làm trầy xước mũi của bé. Dưới đây là trình tự các bước cơ bản cho các bạn tham khảo:
Bước 1: Mẹ cho bé nằm nghiêng trên giường đầu kê một chiếc gối mỏng sau đó dùng tay nhẹ nhàng giữ cố định đầu của bé để tránh làm con tổn thương.
Bước 2: Mẹ nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào từng bên mũi để cho nước muối làm lỏng chất nhầy và làm ẩm niêm mạc mũi. Việc này cũng giúp cho mũi của bé không bị tổn thương.
Bước 3: Mẹ có thể dùng thêm một chút nước muối sinh lý cho vào xi lanh bơm từ đầu mũi này sang đầu mũi bên kia. Các chất nhầy và bẩn sẽ trôi theo dòng nước muối sinh lý đi ra ngoài.
Bước 4: Mẹ lấy khăn xô mềm lau sạch phần đờm nhớt dính trên mũi. Đối với những bé có nhiều dịch nhầy ở mũi mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi chuyên nghiệp hút sạch dịch đó.
Nếu bé có quấy khóc quá mẹ nên dừng lại ngay vì bé khóc nhiều mùa rửa nước muối sinh lý tràn lên ống tai vô tình lại làm con bị nhiễm trùng tai gây viêm tại giữa.
Một số lưu ý khi hút đờm nhớt cho trẻ sơ sinh
Khi hút đờm nhớt cho trẻ sơ sinh các bạn cần lưu ý những điểm dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho bé:
Thứ nhất mẹ không nên thực hiện biện pháp này quá 2 – 3 lần 1 ngày vì có thể làm khô niêm mạc mũi gây tổn hại sức khỏe của bé.
Thứ hai mẹ phải làm thực sự nhẹ nhàng không gây tổn thương cho mũi của bé.
Thứ ba là các mẹ nên sử dụng loại nước muối sinh lý tiệt trùng chai nhỏ để rửa mũi cho con đảm bảo an toàn. Đừng vì giá mà ham rẻ mua lọ nước muối to sẽ gây hại cho sức khỏe của bé.
Thứ tư khi chọn dụng cụ hút mũi cần phải chọn loại mềm mỏng có silicon đảm bảo không gây xước mũi. Sau khi sử dụng cần đem rửa sạch và phơi khô.
Ngoài ra để đờm nhớt long ra dễ dàng hơn khi chăm sóc trẻ các mẹ đừng quên vỗ rung cho bé. Vỗ rung là phương pháp vật lý trị liệu giúp tống đẩy đờm nhanh ra khỏi phế quản. Thực hiện bằng cách đặt bé nằ nghiêng sang trái hay sang phải đều được hết. Sau đó mẹ dùng bàn tay khum vỗ nhẹ vào phần lưng cho đờm mau long ra.