Vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ các bà bầu nên chọn một bệnh viện để làm hồ sơ sinh chuẩn bị vượt cạn. Trên thực tế không ít người vẫn còn băn khoăn không biết cần làm những gì mới đủ. Trong bài viết hôm nay Mamy sẽ tư vấn chi tiết cho các chị em tham khảo.
Nhiều bà mẹ thường hay thắc mắc là làm sao mà phải làm hồ sơ sinh trước khi đi đẻ. Vì ai biết sinh lúc nào đâu mà sinh đẻ cũng là cấp cứu tiện đâu thì đẻ đấy chứ sao phải làm hồ sơ. Tuy nhiên đấy là suy nghĩ rất sai lầm, các bà bầu cần làm hồ sơ sinh vì lý do sau:
Từ tuần thứ 28 là các bạn có thể đi làm đến hồ sơ sinh.
Lý do mà bà bầu nào cũng cần làm hồ sơ sinh
Thứ nhất dù sinh đẻ thuộc về cấp cứu nhưng nếu bạn không thăm khám thai đầy đủ hoặc không có hồ sơ sinh thì khi bạn đi đẻ cũng gây nhiều khó khăn cho các bác sĩ. Ví dụ như việc bạn có tiền sử cao huyết áp hay tiền sản giật không. Với những đối tượng này khi sinh con rất dễ bị tai biến nên cần có biện pháp chuẩn bị trước.
Thứ hai cũng là đề phòng khi ca đẻ của bạn phát sinh ra những tình huống nguy cấp như băng huyết cần truyền máu thử hỏi không có hồ sơ sinh và xét nghiệm máu làm sao bác sĩ có thể truyền máu ngay cho bạn được. Mà lúc đó đi làm thêm các xét nghiệm sẽ có thể chậm trễ nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn trước khi sinh.
Thứ ba việc làm các xét nghiệm trong thai kỳ trước khi sinh khoảng 1 tháng sẽ giúp mẹ bầu và bác sĩ tiên lượng được các vấn đề sẽ xảy ra trong quá trình sinh đẻ từ đó chuẩn bị những điều tốt nhất cho ca sinh nở được diễn ra thuận lợi.
Thứ tư việc thăm khám và theo dõi thai tại một bệnh viện trước khi sinh sẽ giúp mẹ bầu có tâm lý ổn định hơn là đi đến một nơi lạ lẫm để sinh đẻ. Nếu bạn có bác sĩ quen quản lý chăm sóc sức khỏe từ lúc mang bầu đến khi sinh con thì còn gì tuyệt vời hơn. Với tâm lý vững vàng mẹ sẽ sinh con thuận lợi.
Làm hồ sơ sinh cần lưu ý những gì?
Bắt đầu từ tuần thứ 28 mẹ đã có thể đến bệnh viện chuyên khoa sản hoặc khoa sản của các bệnh viện đa khoa để làm thủ tục đăng ký sinh và hồ sơ sinh. Theo đó, các bà bầu sẽ phải làm qua các xét nghiệm như sau:
+ Xét nghiệm và phân tích máu vi sinh bao gồm việc: xác định nhóm máu, xét nghiệm huyết học đông máu, xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích tế bào máu…
+ Xét nghiệm máu vi sinh miễn dịch bao gồm: xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B…
+ Xét nghiệm vi sinh vi khuẩn lấy từ âm đạo và trực tràng để tầm soát xem có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay các bệnh nấm gì không.
Hồ sơ sinh chính là tiền đề giúp bạn có cuộc vượt cạn suôn sẻ hơn.
+ Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu phát hiện nguy cơ tiền sản giật.
+ Làm biện pháp dung nạp glucose ở phụ nữ có thai: Thử đường huyết/test tiểu đường thai kỳ.
+ Làm Non-stress test đếm cử động và nghe nhịp tim của thai nhi để đánh giá hiệu quả tình trạng sức khỏe của thai có gì bất thường không.
+ Siêu âm thai nhi để biết cân nặng và ngôi thai, tình trạng nước ối.
+ Nếu thai phụ nằm trong diện có nguy cơ cao thì có thể phải tiến hành thêm 1 số xét nghiệm khác như chọc ối, sàng lọc kháng thể…
Như vậy các bà bầu làm hồ sơ sinh chủ yếu là thực hiện các xét nghiệm cần thiết nêu trên. Các kết quả các xét nghiệm sẽ được trả lại cho thai phụ lưu giữ hoặc bệnh viện sẽ quản lý hồ sơ gốc để tiện theo dõi quá trình sinh sản và mang thai 3 tháng cuối của bạn. Sau này khi đến ngày dự sinh bạn chính thức nhập viện mang hồ sơ đó đi.