Wed, 10 / 2021 | admin

Trong thai kỳ của người phụ nữ, mang thai 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng mà các bà bầu cần phải chú ý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là những thông tin bổ ích về quá trình mang thai 3 tháng đầu, chị em tham khảo nhé.

Lịch khám thai 3 tháng đầu cho mẹ

Ngay sau khi biết được tin vui, mẹ cần phải tìm hiểu về lịch khám thai 3 tháng đầu và chắc chắn rằng nếu muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần phải chú ý tuân thủ lịch khám một cách đều đặn nhất. Theo đó,  3 tháng đầu mang thai, lịch khám cụ thể như sau:

mang thai 3 tháng đầu
Mai thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần tuân thủ lịch thăm khám của bác sĩ quy định. Ảnh minh họa

1. Khám thai lần đầu tiên

Khi thai đã được 5 – 8 tuần tuổi là lần đầu tiên mẹ nên đi khám để biết chắc chắn mình đã có thai hay chưa và thai có làm tổ đúng vị trí hay không. Ở lần khám này, mẹ cũng sẽ được tiến hành đo huyết áp, chiều cao, cân nặng.

Ngoài ra, bác sĩ sản nhi sẽ đo nồng độ hCG, làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu siêu âm để xác định chính xác tuổi thai đồng thời dự kiến ngày sinh.

2. Khám thai lần thứ hai

Khi thai nhi tròn 8 tuần tuổi, mẹ nên thăm khám thêm lần nữa để được kiểm tra sức khỏe toàn diện hơn. Ở lần khám này, mẹ bầu sẽ được bác sĩ đánh giá tim thai, phôi thai và sẽ được làm những xét nghiệm cơ bản như lần khám đầu.

3. Khám thai lần thứ ba

Lần khám thứ 3 trong quá trình mang thai 3 tháng đầu đó là khi thai được 12 – 13 tuần tuổi. Đây là thời điểm chính xác nhất để sàng lọc dị tật thai nhi thông qua một số xét nghiệm. Vì vậy, mẹ đừng quên các mốc thời gian quan trọng này nhé!

Những lưu ý mang thai 3 tháng đầu cho mẹ

Khi mang thai 3 tháng, thai nhi lúc này còn rất nhỏ và mẹ bầu chưa thích nghi được với những thay đổi của cơ thể. Chính vì lẽ đó, chị em cần chú ý khi mang thai 3 tháng đầu với những vấn đề này nhé!

1. Dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu

Cơ thể của mẹ bầu sẽ có những thay đổi khác thường so với trước đây. Những dấu hiệu dễ nhận thấy trong 3 tháng đầu có thai đó là:

Ốm nghén

phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Ốm nghén là dấu hiệu dễ thấy khi mang thai 3 tháng đầu ở mẹ bầu. Ảnh minh họa

Theo thống kê, có tới 85% các bà mẹ tương lai trải qua các cơn buồn nôn và nôn mửa Lý giải về dấu hiệu này có thể là do hóc-môn thai kỳ chorionic gonadotropin gây ra. Khi cơ thể có càng nhiều chất này, cảm giác buồn nôn của mẹ bầu sẽ tăng lên. Đây không hẳn là một dấu hiệu nguy hiểm bởi một số chuyên gia cho rằng mẹ sẽ ít nguy cơ sảy thai hoặc sinh non nếu càng hay nôn nao.

Nhạy cảm với mùi hương

Rất nhiều chị em nói rằng, khứu giác của họ đặc biệt nhạy cảm khi mang thai trong 3 tháng đầu tiên. Nhạy cảm với mùi hương đôi khi là một dấu hiệu tốt giúp bạn bạn tránh xa khỏi các loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn cũng như các chất độc tự nhiên có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn quan trọng này. Sự nhạy cảm này sẽ dần dịu đi sau 3 tháng.

Tiểu tiện nhiều

Lúc này, tử cung của mẹ bầu đang dần “bành trướng” và chèn ép lên bàng quang khiến nhu cầu tiểu tiện của chị em sẽ thường xuyên hơn khi chưa có thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng đừng vì vậy mà uống ít nước đi nhé, sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi đâu.

Mệt mỏi

Cơ thể của mẹ bầu đang phải vận hành quá tải để thúc đẩy sự tăng trưởng của thai nhi trong bùn. Lúc này, tử cung của mẹ đang sản xuất progesterone – được cho là có tác dụng an thần, và lưu lượng máu tăng 50% để cung cấp máu cho thai nhi. Chứng thiếu máu là một thủ phạm ẩn mặt cho sự mệt mỏi quá mức của phụ nữ mang thai.

Mụn nhọt

Chị em trong thai kỳ đầu sẽ phải đối mặt với lũ mụn đáng ghét và có nguy cơ làm xấu nhan sắc rất lớn đó. Tuy nhiên, vì con yêu thì điều này cũng không có gì đáng kể, phải không nào các mẹ?

Căng tức bầu ngực

Mặc dù em bé mới chỉ bằng kích cỡ của một dấu phẩy nhưng bầu ngực của mẹ đã sẵn sàng để nuôi dưỡng bé. Vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ sẽ diễn ra sự thay đổi nội tiết và tăng trưởng các tuyến sữa, nó khiến ngực mẹ bầu căng tức và nhạy cảm hơn.

Đau đầu

 

cần làm gì khi mang thai 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu thường khiến chị em dễ đau đầu. Ảnh min họa

Nội tiết tố tăng, đường huyết thấp (kết quả của sự trao đổi chất) và lưu lượng máu lên não giảm có thể khiến các bà mẹ tương lai phải đối diện với những cơn đau đầu tồi tệ. 

Khô mắt và thay đổi thị lực

Mắt cũng là giác quan chịu sự tác động đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Thời điểm này, Giác mạc mắt trở nên dày và cong hơn, khiến khúc xạ hình ảnh thay đổi, đôi mắt có xu hướng khô hơn do biến động nội tiết tố.

Thay đổi ham muốn tình dục

Sự gia tăng lưu lượng máu  và nội tiết tố có thể tác động đến âm đạo và âm vật của chị em, khiến chúng mềm mại và nhạy cảm hơn. Với một số phụ nữ, điều đó đồng nghĩa với ham muốn tình dục ở mức cao trào, với khả năng đạt cực khoái nhiều và mạnh mẽ hơn. Với một số khác, tình dục trở nên quyến rũ một cách lạ kỳ.

Tâm trạng thất thường

Mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những thay đổi trong nội tiết, giấc ngủ không trọn vẹn… khiến tâm trạng của bạn trở nên thất thường, nhạy cảm hơn. Có lúc bạn sẽ cảm thấy buồn bã, tủi thân, trống rỗng, muốn thu mình lại, có lúc lại dễ tức giận, muốn la hét nhưng có lúc lại thấy thật hạnh phúc.

2. Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu

Dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu chứng tỏ thai nhi đang phát triển rất tốt ở trong bụng mẹ đó là:

Trong thai kỳ cân nặng tăng ổn định

mang thai 3 tháng
Cân nặng tăng ổn định trong thai kỳ là dấu hiệu chứng tỏ thai nhi phát triển tốt. Ảnh minh họa

Cân nặng của mẹ tăng đều trong thai kỳ cho thấy em bé đang hấp thu dinh dưỡng và phát triển. Tùy theo thể trạng của từng mẹ bầu trước khi mang thai mà mức tăng cân sẽ có sự khác biệt chút ít. Nếu trước đó mẹ có thể trạng bình thường thì mẹ sẽ tăng trung bình mỗi tuần khoảng từ 0,3 – 0,5kg ở ba tháng đầu thai kỳ.

Các chỉ số phát triển bình thường của thai nhi 

Bên cạnh cân nặng thì các chỉ số khác liên quan đến dị tật thai nhi được các bác sĩ chỉ định siêu âm, xét nghiệm đạt kết quả tốt cũng là dấu hiệu thể hiện em bé trong bụng đang phát triển rất tốt đó mẹ.

Vòng bụng của mẹ bầu ngày một lớn

Theo sự lớn lên của thai nhi thì vòng bụng của mẹ bầu cũng lớn lên từng ngày. Em bé sẽ lớn lên và phát triển trong bụng mẹ nếu hấp thu đầy đủ các dưỡng chất từ mẹ. Đồng thời thể tích máu, thể tích nước ối, bánh nhau cũng như sự tăng cân tự nhiên khiến vòng bụng của mẹ to hơn.

3. Dấu hiệu bất thường bà bầu 3 tháng đầu cần khám ngay

Bất kỳ sự thay đổi bất thường nào khi mang thai 3 tháng đầu cần biết của cơ thể thì mẹ bầu cũng phải ngay lập tức đến bệnh viện khám ngay. Có thể liệt kê một số dấu hiệu cụ thể như sau:

Ra máu kèm đau bụng dưới

cẩm nang mang thai 3 tháng đầu
Ra máu là dấu hiệu bất thường mà mẹ bầu không được chủ quan. Ảnh minh họa

Hiện tượng này có thể là biểu hiện của việc sảy thai, nguyên nhân do điều kiện sức khỏe của người mẹ, do sử dụng một loại thuốc có hại, tiếp xúc với chất độc, tình trạng tử cung bất thường hoặc hở eo cổ tử cung, do người mẹ bị chấn thương nặng hoặc nhau thai có vấn đề.

Nhức đầu, choáng ngất

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ nhức đầu, chóng mặt và đôi khi ngất có thể do ốm nghén, tình trạng liên quan đến huyết áp.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, mờ mắt, hay ngất xỉu thường xuyên thì đây có thể là một trong những dấu hiệu bất thường mà mẹ mang thai 3 tháng đầu gặp phải, gây triệu chứng mất nước và động thai.

Thường xuyên tiểu rắt và tiểu buốt

Nếu mẹ bầu bị đau buốt ở bàng quang, niệu đạo đi tiểu rắt thì đó là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu gặp tình trạng này thì cần phải điều trị sớm nếu không sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

Nôn kèm sốt hoặc đau

Triệu chứng điển hình của các thai phụ khi ốm nghén là nôn nhiều hơn một lần một ngày kèm theo sốt và đau thì nên gặp bác sĩ. Thai phụ sẽ mất khả năng dung nạp thức ăn nếu tình trạng này kéo dài khiến thiếu dinh dưỡng trầm trọng cho cả mẹ và bé.

4. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng khi mang thai 3 tháng đầu. Do đó, lưu ý mang thai 3 tháng đầu việc chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ bầu cần phải hết sức được chú trọng. Vậy mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?, cụ thể như sau:

Năng lượng: Cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu năng lượng của thai phụ cũng thay đổi đáng kể. Trung bình, bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu cần cung cấp khoảng 2300 – 2400 kcal/ngày.

tư vấn mang thai 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu mang thai cần cung cấp khoảng 2300 – 2400 kcal mỗi ngày. Ảnh minh họa

Axit folic: Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Các loại thực phẩm như rau màu xanh thẫm (cải xanh, rau muống,…) nên được mẹ bầu bổ sung để tăng cường axit folic, thịt gia cầm, ngũ cốc,… Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng thêm viên uống bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ.

Protein: Mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt gà, sữa, cá, đậu, thịt bò nạc và heo,… trong cả 3 bữa ăn. Trong giai đoạn này, thai phụ cần khoảng 85 – 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày;

Sắt: Mẹ bầu cần được cung cấp 36 – 40 mg sắt mỗi ngày để phòng ngừa thiếu máu. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao cần tăng cường vào thực đơn ăn uống của thai phụ gồm thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh,… Ngoài ra, chị em phụ nữ khi mang thai cũng có thể sử dụng thêm viên uống cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ;

Vitamin A: Phải cung cấp đủ 600mcg vitamin A/ngày cho mẹ bầu. Các loại thực phẩm giàu vitamin A gồm thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ;

Canxi và vitamin D: Là 2 thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành hệ xương của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi trong trứng, tôm, cá, cua, sữa, rau xanh, đậu đỗ và nên tắm nắng sớm để tăng cường hấp thu vitamin D;

Vitamin C: Có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, giúp xương bé chắc khỏe hơn. Các loại rau, củ, quả,… có chứa rất nhiều vitamin C .

Các nguyên tố vi lượng: Selen, i-ốt, kẽm, magie, vitamin nhóm B, DHA/EPA,… cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu.

5. Những thực phẩm nên kiêng khi mang thai 3 tháng đầu

Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng trên thì có một số thực phẩm mà bác sĩ tư vấn mang thai 3 tháng đầu nên tránh đó là:

Dứa: Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa trong 3 tháng đầu mang thai có thể khiến thai chết lưu. Nguyên nhân vì dứa chứa các bromelain – nguyên nhân gây co thắt ở phụ nữ mang thai, dẫn tới sảy thai.

lưu ý mang thai 3 tháng đầu
Dứa là thực phẩm cần kiêng đối với mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Ảnh minh họa

Cua: Thực phẩm từ cua có thể làm tử cung co lại, gây xuất huyết bên trong hoặc thậm chí là thai chết lưu. Ngoài ra, cua có hàm lượng cao cholesterol, không tốt cho sức khỏe của thai phụ;

Lô hội (nha đam): Nên tránh sử dụng nước ép lô hội cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu vì nó có thể gây xuất huyết vùng chậu dẫn tới sảy thai.

Hạt mè (vừng): Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ không nên ăn quá nhiều hạt vừng. Bời vì, thực phẩm này khi kết hợp sử dụng với mật ong có thể dẫn tới sảy thai. Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối của thai kỳ bà bầu có thể ăn hạt vừng đen để sinh con dễ dàng hơn.

Gan động vật: Gan động vật có chứa nhiều vitamin A nhưng các bà bầu chỉ nên ăn 1 – 2 lần/tháng. Nguyên nhân gan động vật chứa rất nhiều các chất độc hại, mẹ bầu dung nạp quá nhiều sẽ dẫn tới tích tụ retinol có thể gây hại cho thai nhi.

Đu đủ: Đu đủ xanh hoặc ương có chứa các enzyme có thể dẫn đến cơn co thắt tử cung gây sảy thai.

Chùm ngây: Tuy rất giàu vitamin, kali và sắt nhưng chùm ngây lại có chứa alpha sitosterol có thể khiến phụ nữ mang thai bị sảy thai. Đó là lý do trong 3 tháng đầu thai phụ  không nên ăn loại rau này.

Chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng: Vi khuẩn listeria chứa trong các chế phẩm từ sữa có hại cho phụ nữ mang thai;

Thực phẩm sống: Loại ký sinh trùng là toxoplasma sống trên rau, quả chưa rửa kỹ, rau mầm sống, thịt chưa được nấu chín có thể gây hại cho sự phát triển tâm thần của thai nhi.

Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Các bà bầu đang mang thai 3 tháng đầu không nên ăn một vài loại cá và động vật giáp xác như cá kiếm, cá kình, cá ngừ, cá thu,… vì hàm lượng thủy ngân trong các loại thực phẩm này rất cao. Đồng thời, mẹ bầu cũng không nên ăn hải sản tươi sống vì chúng có thể tồn tại vi khuẩn, virus gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Các chất kích thích: Cà phê, rượu, bia và các chất chứa cồn làm tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật thai nhi hoặc khiến trẻ chậm phát triển.

điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Hạn chế các chất kích thích khi mang thai 3 tháng đầu. Ảnh minh họa

Muối: Với những thai phụ đang bị phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén nên giảm muối trong thực đơn để phòng ngừa nguy cơ tai biến khi sinh.

6. Những điều kiêng kị trong 3 tháng đầu mang thai

Cẩm nang mang thai 3 tháng đầu chỉ ra rằng mẹ bầu cần phải đặc biệt tránh những kiêng kỵ dưới đây để đảm bảo thai kỳ thực sự khỏe mạnh:

Hút thuốc. Không chỉ trong 3 tháng đầu tiên mà suốt thai kỳ, thai phụ không được hút thuốc lá

Sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, cà phê… có thể khiến thai nhi bị dị tật, nguy cơ sảy thai, thai chết lưu… vì thế mẹ cần tuyệt đối nên tránh.

Ăn thực phẩm chưa chín hẳn: Thực phẩm chưa được chế biến sẵn tồn tại rất nhiều các thành phần có hại, có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, thai nhi bị dị tật

Dọn phân chó mèo: Bởi trong chất thải của động vật có hàng triệu ký sinh trùng, đặc biệt là toxoplasmosis vô cùng nguy hiểm với phụ nữ mang thai mà chị em cần tránh.

Tắm bồn và nước quá nóng: Hiệp hội mang thai tại Mỹ cảnh báo rằng, việc làm này của chị em phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Ăn cho 2 người: Nhiều người vẫn lầm tưởng khi mang thai cần phải ăn nhiều gấp đôi, ăn cho 2 người, tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm vì chúng sẽ khiến gia tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ… Chị em cần phải loại bỏ suy nghĩ này nhé!

7. Mẹo hay giúp giảm tình trạng ốm nghén

Mang thai 3 tháng đầu rất nhiều mẹ bầu bị ốm nghén và cảm thấy thực sự khó chịu. Do đó, cần trang bị kiến thức mang thai 3 tháng đầu với mẹo giảm tình trạng trạng này:

3 tháng đầu mang thai
Để giảm tình trạng ốm nghén cần bổ sung axit folic hoặc uống vitamin tổng hợp. Ảnh minh họa

Bổ sung vitamin trước khi sinh: Trong ba tháng đầu, một người phụ nữ có thể dùng axit folic hoặc uống vitamin tổng hợp không chứa sắt, vì điều này có thể giúp giảm nghén khi mang thai hoặc có thể sung bánh quy, uống vitamin trước khi đi ngủ. Thai phụ có thể tiếp tục dùng vitamin tổng hợp thường xuyên kể cả sau này khi tình trạng nghén đã giảm.

Thường xuyên súc miệng nếu nước bọt tiết quá nhiều

Phụ nữ được khuyên không nên nuốt nước bọt quá nhiều, vì việc làm này khi mang thai có thể làm tăng các triệu chứng của nôn nghén. Để giảm nghén khi mang thai thì việc làm hữu ích là bạn nên nhổ nước bọt và súc miệng thường xuyên. Bạn có thể pha nước cùng với 1 thìa cà phê soda, nó còn giúp cho việc bảo vệ răng bạn không bị bào mòn bởi acid dạ dày.

8. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên thai giáo như thế nào?

Khi mang thai 3 tháng đầu cần làm gì? Thai giáo trong 3 tháng đầu rất quan trọng, vì thế mẹ bầu cần phải thực hiện những công việc như sau:

– Phương pháp giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

– Phương pháp thai giáo massage bụng

– Trò chuyện mỗi ngày với thai nhi mỗi ngày

– Thai giáo bằng âm nhạc

– Thiền để thư giãn

9. Những bài tập thể dục tốt nhất cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu

Thay vì những bài tập nặng, chị em mang thai 3 tháng đầu có thể tham khảo một số gợi ý bài tập thể dục của chúng tôi:

Pilates

Khi mang thai Pilates có thể giúp bạn giải quyết hai khó khăn dễ gặp phải: đau lưng dưới và giữ thăng bằng. Thông qua một loạt các thiết bị và bài tập trên sàn sẽ giúp bà bầu xây dựng cơ bắp cốt lõi. Bạn nên tập trung vào việc xây dựng sức mạnh ở những buổi đầu tiên. Sau đó, để thử thách sức lực và sự cân bằng của mình bạn có thể tăng cường độ.

Yoga

cẩm nang mang thai 3 tháng đầu
Tập yoga rất tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Ảnh minh họa

Yoga không chỉ có tác dụng sự cân bằng và xây dựng thể lực mà còn giữ cơ bắp linh hoạt, mềm dẻo, giảm huyết áp và hướng dẫn bạn nhịp thở rất có ích khi sinh.

Đi bộ

Đi bộ là bài tập đơn giản khi mang thai 3 tháng đầu giúp bạn cải thiện thể lực một cách mạnh mẽ. Nhịp tim của bạn sẽ được cải thiện đáng kể khi đi bộ vung tay.

Bơi và những bài tập dưới nước

Nếu bạn muốn tập thể dục khi mang thai 3 tháng đầu thì những bài tập dưới nước sẽ giúp bạn xây dựng thể lực một cách hiệu quả.

Đạp xe cố định

Khi mang thai bạn không ngồi lên xe đạp được và dễ bị ngã, hoặc đi xe đạp trên đường gặp tai nạn, nguy hiểm cho thai nhi. Đó là lý do tại sao nếu bạn muốn tập thể dục khi mang thai 3 tháng đầu tiên thì bạn nên chọn sử dụng máy đạp xe. Hãy áp dụng bài tập này với tốc độ phù hợp sẽ có tác động thấp và kích thích tim hoạt động khỏe mạnh.

10. Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không?

Điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu đó là bụng của mỗi người sẽ to hay nhỏ tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu, đây là câu hỏi không có đáp án riêng. Đối với những mẹ bầu có tạng người thon gọn, cao ráo thì mang thai ít thấy bụng. Ngược lại, những người có sẵn lớp mỡ bụng dày, nhỏ nhắn thì sẽ rất dễ nhận thấy rõ bụng khi mới mang thai.

11. Hình ảnh mang thai 3 tháng đầu

Dưới đây là những hình ảnh phát triển của bé yêu trong 3 tháng đầu tiên mà chúng tôi đã tổng hợp được, mẹ bầu có háo hức không nào?

Thai nhi những tuần đầu tiên

3 tháng đầu mang thai
Thai đang ở những tuần đầu tiên. Ảnh minh họa

Hình ảnh thai nhi 4 tuần tuổi

chú ý khi mang thai 3 tháng đầu
Thai hình thành được 4 tuần. Ảnh minh họa

Hình ảnh thai nhi 5 tuần tuổi

dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu
Thai phát triển được 5 tuần. Ảnh minh họa

Hình ảnh thai nhi 6 tuần tuổi

dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu
Thai phát triển đước 6 tuần. Ảnh minh họa

Hình ảnh thai nhi 7 tuần tuổi

giai đoạn mang thai 3 tháng đầu
Thai hình thành tới tuần thứ 7. Ảnh minh họa

Hình ảnh thai nhi 8 tuần tuổi

giai đoạn mang thai 3 tháng đầu
Thai ở tuần thứ 8 của thai kỳ. Ảnh minh họa

Hình ảnh thai nhi 9 tuần tuổi

tư vấn mang thai 3 tháng đầu
Thai phát triển sang tuần thứ 9. Ảnh minh họa

Hình ảnh thai nhi 10 tuần tuổi

mang thai 3 tháng đầu cần biết
Thai hình thành cơ thể người ở tuần thứ 10. Ảnh minh họa

Hình ảnh thai nhi 11 tuần tuổi

kiến thức mang thai 3 tháng đầu
Thai đã dần dần lớn ở tuần thứ 11. Ảnh minh họa

Hình ảnh thai nhi 12 tuần tuổi

mang thai 3 tháng đầu cần biết
Thai hình thành các chi ở tuần 12 của thai kỳ. Ảnh minh họa

Hình ảnh thai nhi 13 tuần tuổi

kiến thức mang thai 3 tháng đầu
Thai dần có những chuyển động ở tuần thai thứ 13. Ảnh minh họa

Trên đây là những thông tin chia sẻ của chúng tôi dành tới cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Các chị em chú ý để có thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, để cùng con yêu vượt qua hành trình kỳ diệu này nhé! Hãy nhấn nút chia sẻ bên dưới của mamy.vn nếu thấy nội dung thực sự hữu ích nhé các mẹ.

Bài viết cùng chuyên mục