Nhiều bà mẹ thường phàn nàn con mình hay bị sôi bụng. Vậy nguyên nhân nào khiến cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài? Hãy cùng Mamy giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp. Đây cũng xem như một dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa do nhiễm vi trùng vi khuẩn.
Một số nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Sôi bụng ở trẻ sơ sinh thường bắt nguồn do nguyên nhân nhiễm khuẩn cả virus và vi trùng. Đôi khi có thể là do bé bị ngộ độc thực phẩm hay do các ký sinh trùng gây ra.
Một số loại virus có thể gây ra tình trạng sôi bụng đi ngoài ở trẻ sơ sinh là rota virus, adenovirus, calicivirus, influenza…Các loại vi khuẩn bao gồm: ecoli, salmonella, shigella, staphylococus…
Nguyên nhân nhiễm khuẩn có thể là từ nguồn nước hay thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Bé có thể tiếp xúc với sữa được bảo quản không đúng cách. Hoặc tiếp xúc với vi khuẩn và virus qua vật trung gian như người bị bệnh hay chó mèo truyền bệnh.
Vì thế khi chăm sóc trẻ sơ sinh các mẹ cần hết sức lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ. Trước khi bế trẻ luôn rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Không cho bé ngậm hay mút đồ chơi vì đây là vật tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh sôi bụng và đi ngoài
Dấu hiệu rõ nhận biết nhất đó là triệu chứng bụng của con trướng lên to hơn bình thường. Khi mẹ áp tai vào nghe có tiếng ọc ọc như đang đun sôi nồi cháo. Trẻ có thể kèm theo triệu chứng đi ngoài phân loảng hoặc phân nhiều nước. Trẻ có thể sẽ đi ngoài với số lượng ngày hơn 3 lần và cảm thấy quấy khóc và bỏ ăn.
Cách xử lý sôi bụng và đi ngoài cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh thì mẹ hạn chế cho con dùng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của bé. Nên các mẹ có thể sử dụng một số mẹo dân gian như nướng gừng đắp lên trên rốn của trẻ sẽ chữa được đầy hơi trướng bụng. Hoặc dùng lá trầu già hơ nóng trên than rồi để nguội một chút áp vào bụng bé làm như vậy vài lần triệu chứng sôi bụng sẽ giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn cho con như hạn chế cho bé ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế phẩm từ sữa, các thực phẩm có độ ngọt từ đường như bánh, kẹo…Tuy nhiên cũng không nên kiêng ăn quá mà ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Mẹ nên cho bé ăn đầy đủ chất khoáng, chất xơ, chất đạm..Từ đó mới giúp con có đủ sức đề kháng mà chống lại được bệnh tật.
Trên đây là một số nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Nếu các mẹ đang có con gặp tình trạng này hãy tham khảo bài viết trên đây để có thêm kiến thức chăm sóc con nhé.