Fri, 06 / 2018 | honglygco

Nếu con bạn đang nằm trong độ tuổi từ 2-3 tuổi chắc chắn bạn sẽ rất đau đầu vì con mình tại sao lại bướng như vậy. Bạn nói gì bé cũng không nghe và chỉ làm theo ý thích của mình. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu quy tắc trị con bướng cho các mẹ tham khảo.

Chắc chắn những bà mẹ có con trong độ tuổi từ 2-3 tuổi không ít lần gặp phải tình trạng con ngang bướng không làm theo yêu cầu. Lúc này nhiều người không biết làm thế nào mà tức phát khóc. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện khi bạn nắm được quy tắc trị con bướng dưới đây:

Quy tắc trị con bướng cho các bà mẹ có con trong giai đoạn khủng hoảng

Lơ đi trước tiếng khóc của con

Một điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là không đứa trẻ nào khóc lóc mà không có mục đích cả. Bé sẽ khóc khi đòi ăn, đòi đi, đòi ngủ…Và theo đó, bé cũng khóc khi mà không làm được việc gì theo ý của mình. Nếu các bạn ngay lập tức dỗ dành, thảo hiệp và đáp ứng nhu cầu của con. Thì lần sau bé sẽ biến tiếng khóc thành vũ khí để đòi hỏi những gì mình muốn. Vì vậy, khi trẻ ăn vạ, khóc lóc về yêu cầu của bé bị từ chối các bạn nên hết sức bình tĩnh, tuyệt đối không nên vì xót con mà đáp ứng ngay yêu cầu cho bé. Bạn phải hết sức nghiêm túc và tỏ thái độ đúng đắn với trẻ.

Quy tắc trị con bướng cho các bà mẹ có con trong giai đoạn khủng hoảng

Nói chuyện bình đẳng với trẻ

Trong khủng hoảng tuổi lên 3 các bé có xu hướng thích khẳng định mình tỏ ra là mình đã lớn. Do đó, nếu bạn muốn con nghe lời mình hãy nói chuyện bình đẳng với bé như hai người bạn. Mẹ không nên dùng quyền áp đặt và bắt buộc bé phải làm theo mệnh lệnh của mình. Hãy ngồi xuống và giải thích cho con rằng việc bé dang làm là không đúng bé nên làm theo lời mẹ bảo mới ngoan. Sự phân tích nhẹ nhàng tình cảm và bình đẳng sẽ giúp cho bé thấy được là mình được tôn trọng và có sự lựa chọn.

Quy tắc trị con bướng cho các bà mẹ có con trong giai đoạn khủng hoảng

Đừng nói từ không mà thay vào đó từ khác hiệu quả hơn

Khi đối diện với một đứa con bướng bỉnh không nghe lời thì phản ứng của nhiều người sẽ là dùng đòn roi đe nẹt. Đối với những đứa trẻ cá tính mạnh thì việc các bé luôn tìm cách để thể hiện cá tính của mình mọi nơi mọi lúc. Nên việc bạn cứ nói với bé những câu như “con không được…”, “con phải…” sẽ làm cho bé hình thành tâm lý phản kháng, đối phó. Thay vì cố gắng kiểm soát con bằng lời nói thì các bạn hãy đặt ra những nội quy và khuôn khổ với trẻ. Sau đó, khi bé làm sai các bạn có thể phân tích cho bé bằng cách con làm như thế này thì mẹ sẽ buồn thay vì cấm đoán trẻ bằng từ ngữ.

Nếu bạn áp dụng được 3 nguyên tắc trên đây chắc chắn con bạn sẽ không còn ngang bướng như trước nữa. Bé sẽ ngoan ngoãn và nghe lời ba mẹ hơn.

Bài viết cùng chuyên mục