Chiều này 16/11 tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, một bệnh nhi 2 tháng tuổi đã tử vong ngay sau khi tiêm kháng sinh điều trị viêm phổi. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sốc phản vệ sau tiêm kháng sinh. Đây là một trong những biến chứng thường gặp trong y khoa có thể dẫn đến tử vong đáng tiếc.
Trên thực tế hiện tượng sốc phản vệ sau tiêm kháng sinh không phải là hiếm. Nó có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng nhất là trụy tim mạch dẫn đến tử vong. Vậy các bà mẹ đã thật sự hiểu hết về hiện tượng này chưa? Hãy cùng Mamy tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Người nhà bé trai tại Bắc Ninh đau đớn khi con tử vong vì tiêm kháng sinh.
Tiêm thuốc kháng sinh phải đề phòng sốc phản vệ
Trước hết cần phải khẳng định thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi ngoài lợi ích điều trị bệnh thì nó cũng có thể gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể con người. Bên cạnh những tác dụng phụ thông thường như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày…Thì tình trạng nặng nhất hay gặp phải khi tiêm kháng sinh đó là sốc phản vệ gây tử vong cho người dùng thuốc.
Kháng sinh cũng như bất kỳ loại thuốc nào đều là con dao 2 lưỡi có khả năng gây sốc phản vệ.
Sốc phản vệ sau tiêm kháng sinh thực chất là một dạng dị ứng thuốc đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiêm. Nhiều khi nó là tình trạng bất khả kháng khi mà cơ địa của người được tiêm thuốc dị ứng với kháng sinh. Đây là rủi ro không ai mong muốn và có thể xảy ra ngay cả khi bệnh nhân dùng test một liều rất nhỏ. Do đó, các bà mẹ cần lưu ý khi con cần điều trị thuốc kháng sinh mẹ cần phải cho bé test trước 1 lượng nhỏ nếu không xảy ra phản ứng gì mới dùng thuốc tiếp.
Xử lý như thế nào khi bị sốc phản vệ sau tiêm kháng sinh?
Sốc phản vệ sau tiêm kháng sinh sẽ diễn biến rất nhanh ngay tức thì sau khi thuốc được truyền vào người. Lúc này các chất hoạt mạch đặc biệt là histamine được giải phóng nhiều chủ yếu từ bạch cầu đa nhân ái kiềm làm giãn các tiểu động mạch, mao mạch, làm tăng tính thẩm thành mạch ảnh hưởng đến thể tích máu tuần hoàn. Dẫn đến co thắt khí phế quản gây khó thở, tăng tiết dịch các tuyến mắt mũi dàn dụa…
Khi cần tiêm kháng sinh cho con cần tuân thủ các bước test thuốc để đảm bảo an toàn cho bé.
Khi thấy bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đó cần phải xử lý thật nhanh vì bệnh nhân có thể tử vong sau đó 2 – 3 phút. Việc cần làm lúc này đó là:
Cho bệnh nhân nằm đầu thấp nghiêng sang một bên, hai chân để hơi cao đặt garo phía trên mơi tiêm thuốc để ngăn thuốc truyền vào cơ thể nữa. Bác sĩ sẽ tiêm cho bệnh nhân thuốc chống sốc phản vệ adrenaline. Nếu không có adrenaline có thể dùng dopamine liều cao để duy trì huyết áp. Ngoài ra, cần tiến hành song song các biện pháp hồi sinh tổng hợp như xoa bóp tim ngoài lồng ngực, thổi ngạt hoặc bóp bong bóng hơi hỗ trợ hô hấp.
Có thể dùng thêm các thuốc corticoid hỗ trợ thêm cho tác dụng của adrenaline hoặc dùng aminophtline tiêm tĩnh mạch. Nên nhớ rằng xử lý sốc phản vệ sau tiêm kháng sinh chỉ nên được thực hiện tại bệnh viện và các cơ sở y tế chuyên khoa một cách nhanh chóng và kịp thời. Không được tự xử lý mà cần có sự can thiệp của bác sĩ mới thành công.