Sat, 12 / 2017 | honglygco

Thai ngoài tử cung được xem là một trong những biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm. Nếu bà bầu bị thai ngoài tử cung nhẹ thì bị cắt vòi chứng nặng thì vỡ tử cung xuất huyết trong dẫn đến tử vong.

Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện kịp thời sẽ xử lý dễ dàng hơn giúp mẹ bảo toàn được tính mạng và khả năng sinh sản.

Thai ngoài tử cung biến chứng sản khoa đáng sợ

Thai ngoài tử cung là như thế nào?

Với các trường hợp mang thai bình thường thì thai nhi nằm trong buồng tử cung và phát triển trong đó chờ đến ngày khai hoa nở nhụy. Nhưng với thai ngoài tử cung thì hoàn toàn khác. Thai nhi không vào được tử cung để làm tổ mà chỉ có thể làm tổ ở các khu vực bị tắc nghẽn như vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung và thậm chí là nằm trong ổ bụng của mẹ.

Nguyên nhân là do hợp tử sau khi thụ tinh sẽ tự nhân đôi qua ống dẫn chứng trên đường đi thì bị ách tắc lại sau đó dừng lại ngay tại đó để phát triển. Những trường hợp này gọi là thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung biến chứng sản khoa đáng sợ

Có nên giữ thai ngoài tử cung hay không?

Với thiên chức của người phụ nữ là sinh đẻ nên khi bị thai ngoài tử cung và phải bỏ là điều rất khó khăn. Tuy nhiên nếu không bỏ thai thì mẹ sẽ phải đối mặt:

– Thai nhi phát triển ở những vị trí bất thường bên ngoài tử cung như vòi trứng (phổ biến nhất), buồng trứng, ổ bụng… đến một mức độ nhất định sẽ tự vỡ ra.

– Thai ngoài tử cung gây ra các triệu chứng vô cùng đau đớn, khó chịu cho người mẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.

– Khi thai ngoài tử cung to vỡ ra sẽ làm vỡ luôn cả vị trí bộ phận mà nó cư trú gây hiện tượng xuất huyết ồ ạt gây nguy hiểm tới tính mạng.

Thai ngoài tử cung biến chứng sản khoa đáng sợ

Thai ngoài tử cung được xử lý thế nào?

Khi được chẩn đoán là thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của thai đã vỡ hay chưa để đưa ra cách điều trị thích hợp với nguyên tắc làm cho bào thai không tiếp tục phát triển được nữa bằng mổ lấy nó ra hoặc để nó tự tiêu biến.

Nếu khối thai chưa vỡ và vẫn còn nhỏ (kích thước dưới 3 cm và tim thai chưa hoạt động), mẹ bầu sẽ được sử dụng thuốc Methotrexate – một chất gây độc tế bào khi tiêm vào cơ thể sẽ khiến các tế bào của thai nhi bị tiêu diệt. Mẹ có thể được tiêm một hoặc nhiều lần vào bắp hay trực tiếp khối thai.

Sau khi tiêm thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của mẹ trong vòng 3 – 4 tuần để kiểm tra xem thai nhi đã tiêu biến hoàn toàn chưa. Nếu thai nhi vẫn phát triển bình thường, mẹ sẽ phải dùng tới phương pháp phẫu thuật để lấy thai ra.

Trong trường hợp thai nhi to hơn hoặc đã bị vỡ, bác sĩ bắt buộc phải phẫu thuật lấy thai. Có hai hình thức phẫu thuật là mổ phanh hoặc mổ nội soi.

Bài viết cùng chuyên mục