Sat, 09 / 2017 | honglygco

Theo thống kê mới đây của Viện dinh dưỡng quốc gia thì có đến 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ nhỏ.

Mẹ có biết một trong những nguyên nhân gây lên tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ là do thiếu vi chất kẽm. Vì chất này đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa các lysine giúp kích thích tiêu hóa và ăn ngon ở trẻ em.

 Thiếu kẽm thủ phạm gây chứng biếng ăn ở trẻ em

Thiếu kẽm là thủ phạm chính gây ra chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Vai trò quan trọng của kẽm với sức khỏe trẻ em?

Theo nghiên cứu mới đây của Viện dinh dưỡng quốc gia thì trẻ em ở Việt Nam thiếu kẽm lên đến 70%. Mà kẽm tham gia hầu hết vào các quá trình trao đổi chất của con người như tổng hợp protein, phân chia tế bào…Kẽm còn kích thích hoạt động của các enzyme giúp tiêu hóa tốt, điều hòa vị giác kích thích cảm giác ngon miệng. Do đó, khi bị thiếu kẽm các bé sẽ có biểu hiện chán ăn, biếng ăn, còi cọc chậm lớn.

Thiếu kẽm thủ phạm gây chứng biếng ăn ở trẻ em

Bé thường xuyên bị mắc các bệnh nhiễm trùng cũng là biểu hiện của thiếu kẽm.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu kẽm

Trẻ em bị thiếu kẽm thường ăn không ngon miệng, biếng ăn. Móng tay, móng chân thường chậm mọc, dễ gãy và có những vệt màu trắng. Trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng tái phát nhiều lần  như viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiết niệu…Nếu thiếu kẽm còn gây ảnh hưởng đến các biểu hiện như rụng tóc, thương tổn vùng da và mắt, chậm phát triển.

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em bị thiếu kẽm sẽ dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: chán ăn, buồn nôn, rối loạn chuyển hóa, suy giảm miễn dịch, viêm da, da bong tróc kiểu vẩy cá.

Thiếu kẽm thủ phạm gây chứng biếng ăn ở trẻ em

Mẹ cần tăng cường bổ sung kẽm cho con qua các thực phẩm hàng ngày.

Hướng dẫn cách bổ sung kẽm phù hợp với lứa tuổi

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì nhu cầu kẽm cho trẻ em tùy thuộc vào độ tuổi. Đối với trẻ em dưới 3 tháng sẽ cần khoảng 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ em từ 5 – 12 tháng tuổi thì cần từ 5 – 8 mg/ngày. Trẻ từ giai đoạn 1 tuổi đến 10 tuổi thì cần khoảng 10 – 15m/ ngày để phát triển được chiều cao tối ưu nhất.

Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất đó là chính từ nguồn sữa mẹ. Nên các bà mẹ cần uống thêm thực phẩm chức năng bổ sung kẽm trong sữa cung cấp cho bé. Đối với lứa tuổi đã ăn dặm được thì có thể bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm như: tôm, cua, hàu, sò, gan lợn, lòng đỏ trứng gà, đậu nành, cá và các loại hạt có dầu  như hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…

Thiếu kẽm thủ phạm gây chứng biếng ăn ở trẻ em

Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp phòng chống biếng ăn ở trẻ.

Để trẻ hấp thụ được kẽm tốt nhất thì mẹ đừng quên bổ sung thêm vitamin C có sẵn trong cam, chanh, quýt, bưởi…Ngoài ra, với những trẻ biếng ăn hay ốm thì bổ sung kẽm còn phải kêt hợp thêm Lysine, Taurine, vitamin nhóm B…để bé phát triển được toàn diện hơn.

Chứng biếng ăn xảy ra rất phổ biến đối với các bé đang trong độ tuổi ăn dặm. Mà độ tuổi này lại rất cần vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe phát triển thể chất. Do đó, các mẹ đừng quên bổ sung thêm kẽm cho con nhé.

Bài viết cùng chuyên mục