Trên thực tế theo thống kê của các tổ chức y tế có khoảng 30% trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và 40% trẻ nhỏ 3 tuổi và 60% ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi có ít nhất một đợt khò khè về đêm. Tuy nhiên nhiều bố mẹ lại thắc mắc không biết trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm là dấu hiệu của bệnh gì?
Khò khè là tiếng thở bất thường của bé có âm sắc nghe trầm và rõ nhất khi về đem lúc bé đã ngủ say. Cha mẹ có thể tự kiểm tra bằng cách áp tai vào gần miệng trẻ là có thể nghe được nó đều đều như tiếng ngáy.
Trẻ sơ sinh bị ho thường do các vấn đề về đường hô hấp.
Nguyên nhân gây tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm
Theo các chuyên gia thống kê thì có khoảng 30% trẻ dưới 2 tuổi ít nhất có một đợt khò khè sinh lý trong quá trình phát triển. Đợt khò khè này sẽ nhanh chóng qua đi sau khoảng vài tháng mà bé vẫn khỏe mạnh bình thường.
Còn nguyên nhân chính gây ra tình trạng ho khò khè về đêm ở trẻ sơ sinh đó là bé bị viêm đường hô hấp cấp có thể là viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản…Nếu để tình trạng viêm đường hô hấp kéo dài sẽ dẫn đến bị hen suyễn và khò khè mãn tính về đêm rất khó chữa.
Một số trẻ lại bị ho khò khè do các chứng bệnh đường tiêu hóa như trào ngược thực quản, dạ dày…
Trẻ bị khò khè về đêm có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đấy.
Bé bị ho khò khè về đêm phải làm như thế nào?
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nếu bé mà hay bị thở khò khè vào lúc ngủ hay ban đêm. Thì các bà mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để xác định nguyên nhân, giúp điều trị kịp thời. Còn đối với các trẻ trên 3 tháng tuổi tinh trạng này kéo dài 3 đến tuần thì cha mẹ cũng nên cho trẻ đi khám để làm các xét nghiệm chuyên sâu, xác định chẩn đoán bệnh.
Trẻ sơ sinh thở khò khè vào ban đêm các bạn không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc, như các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm… Vì như vậy sẽ không đạt hiệu quả điều trị tốt nhất mà ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.
Khi bé bị ho khò khè mẹ nên thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho con.
Một số điểm cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho khò khè
Để tránh phòng tránh việc trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm, thì các mẹ cần làm theo hướng dẫn chăm sóc sau:
– Thứ nhất luôn giữ bé tránh xa mùi khói thuốc lá.
– Thứ hai bạn nên thường xuyên lau các vật dụng trong nhà để tránh bám bụi gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con.
– Thứ ba các bạn dùng hệ thống thông gió hay điều hòa trong nhà để tăng không khí đối lưu
– Thứ tư thường xuyên thay drap giường và chăn gối thường xuyên để tránh bám bụi bẩn gây ô nhiễm không khí.
– Thứ năm là theo dõi phản ứng của trẻ sau khi tiếp xúc với chó và mèo. Nếu bé bị thở khò khè hoặc ho, có thể bé bị dị ứng, cần tránh xa.
Trên đây là một số những thông tin cần biết về tình trạng ho khò khè của bé. Nếu mẹ muốn điều trị kịp thời và hiệu quả cho con thì nên đi khám và tìm được biện pháp tốt nhất cho con.